> Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi đơn giản - May Do Chuyen Dung

May Do Chuyen Dung

Maydochuyendung của THB Việt Nam chuyên cung cấp thiết bị đo lường, dụng cụ cầm tay chất lượng

Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi đơn giản

Hiểu rõ cấu tạo kính hiển vi cũng như cách sử dụng sẽ giúp người dùng dễ dàng theo dõi, và quan sát mẫu vật một cách hiệu quả, chính xác nhất. Vậy kính hiển vi gồm những bộ phận nào? Cách dùng ra sao? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.

Cấu tạo của kính hiển vi

Trên thị trường có nhiều loại kính hiển vi khác nhau như kính hiển vi điện tử, kính hiển vi soi nổikính hiển vi sinh học. Tuy khác nhau về tính năng nhưng cả ba loại kính này đề có 4 bộ phận cơ bản đó là: hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều khiển.

Hệ thống giá đỡ

Hệ thống này bao gồm các bộ phận sau:

  • Bệ đỡ: Khi gắn kính hiển vi vào bệ đỡ sẽ giúp thiết bị cố định, không bị xê dịch trong quá trình quan sát.
  • Thân kính: Bộ phận này có thiết kế dạng cong hoặc thẳng, có tính cố định, đảm bảo kính hiển vi được gắn chắc chắn.
  • Bàn tiêu bản: Đây chính là nơi đặt mẫu vật cần soi.
  • Kẹp tiêu bản: Bộ phận này giúp cố định mẫu tiêu bản khi quan sát.


Hệ thống phóng đại

Hệ thống phóng đại chính là bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi. Bộ phận này sẽ được thiết kế gồm hai phụ kiện chính là thị kính và vật kính.

  • Thị kính của kính hiển vi: Giúp soi vào mẫu vật bằng hai loại chính là ống đôi và ống đơn.
  • Vật kính của kính hiển vi: Có chức năng tăng độ phóng đại của vật lên gấp nhiều lần, tùy thuộc vào từng model mà độ phóng đại có thể từ x10, x100, x1000…

Xem thêm

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng có tác dụng chính là cung cấp nguồn sáng, đảm bảo việc quan sát được rõ nét ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Hệ thống này bao gồm các bộ phận như nguồn sáng, màn chắn, tụ quang kính hiển vi. 

  • Nguồn sáng: Có thể là gương hoặc đèn led hay đèn halogen.
  • Màn chắn: Phụ kiện này sẽ được được đặt trong tụ quang với chức năng điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
  • Tụ quang: là bộ phận tập trung những tia sáng và điều chỉnh tia sáng đến vị trí của tiêu bản.

Hệ thống điều khiển

  • Núm tinh chỉnh (ốc vi cấp): Có chức năng điều chỉnh khi quan sát.
  • Núm điều chỉnh tụ quang: Giúp điều chỉnh lên xuống để hội tụ ánh sáng chiếu thẳng lên mẫu vật.
  • Núm điều chỉnh màn chắn sáng: Điều chỉnh lượng ánh sáng đến phần tụ quang, tăng hoặc giảm ánh sáng.
  • Núm di chuyển bàn sa trượt: Có chức năng hỗ trợ quan sát được dễ dàng hơn.

Cách dùng kính hiển vi đơn giản, hiệu quả

Từ những thông tin về cấu tạo của kính hiển vi, bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng kính hiển vi để đảm bảo quá trình quan sát được diễn ra hiệu quả nhất.

  • Lựa chọn vật kính phù hợp: Nếu nhu cầu của bạn cần quan sát rõ nét, hãy chọn vật kính có độ phân giải và phóng đại cao.
  • Cố định tiêu bản: Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, sau đó dùng kẹp cố định tiêu bản. Lúc này, hãy nhỏ 1 giọt dầu soi lên mẫu vật để soi chìm rõ nét.

  • Điều chỉnh ánh sáng: Điều chỉnh ánh sáng với tụ quang sao cho phù hợp với vật kính. Ví dụ: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng.
  • Điều chỉnh khoảng cách: Đặt mắt nhìn vào thị kính, sau đó dùng tay để điều chỉnh vĩ cấp đến khi bạn thấy được ảnh mờ của vi trường. Tiếp túc điều chỉnh ốc vi cấp sao cho hình ảnh hình thấy được sắc nét nhất. Lúc này bạn có thể quan sát và ghi lại dữ liệu nhìn thấy.

Với những thông tin cấu tạo và cách dùng kính hiển vi trên đây sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị đúng cách. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn về các loại thiết bị quan sát như kính hiển vi, kính lúp công nghiệp, camera nội soi đường ống, camera quan sát dưới nước, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

  • Hotline: Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335
  • Website: Maydochuyendung.com
  • Địa chỉ: HÀ NỘI – 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội. TP.HCM – 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.